Du học Mỹ - Phỏng vấn xin Visa là một trong những khâu quyết định tấm vé du học Mỹ của nhiều du học sinh tương lai. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng du học Mỹ như mong muốn. Sau đây là một số kinh nghiệm phỏng vấn cần lưu ý khi phỏng vấn xin Visa du học Mỹ.
Xác định rõ đối tượng mình sẽ tiếp xúc là viên chức Mỹ, người chịu trách nhiệm phỏng vấn visa, sẽ hỏi mình những câu liên quan đến học tập, tài chính, dự định tương lai… bằng tiếng Việt (hầu hết các viên chức visa Mỹ đều thành thục tiếng Việt) hoặc tiếng Anh trong thời gian rất ngắn (3-5-10 phút). Chắc chắn là họ không “ăn thịt” mình, không theo kiểu “hỏi xoáy đáp xoay”…và cuối cùng là, thua keo này bày keo khác, du học nước khác… Khi xác định được như thế, bạn sẽ thoải mái về tư tưởng để “chiến đấu” một cách tự tin.
Trang phục lịch sự để tạo ấn tượng tốt. Bạn biết rõ là ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn sẽ có rất ít thời gian để trao đổi với các viên chức phỏng vấn là những người thường chỉ có một vài phút để tiến hành quá trình phỏng vấn bạn và đưa ra quyết định.
Nếu bạn không thể trả lời các câu hỏi bằng tiếng Anh, hãy đề nghị được nói bằng tiếng Việt, hoặc dùng phiên dịch viên, để bạn có thể trình trình bày rõ ràng, xúc tích, chính xác nhất. Người Mỹ là những người rất tôn trọng tự do ngôn luận vì vậy đừng cố gắng nói bằng tiếng Anh nếu mình không đủ tự tin và khả năng nói chưa tốt. Đây cũng là kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ mà những bạn du học sinh đã đậu visa du học Mỹ chia sẽ lại.
Hãy nêu kế hoạch học tập của bạn một cách ngắn gọn và rõ ràng. Các viên chức phòng thị thực muốn nghe những câu trả lời chân thành và cụ thể. Họ thường không có thiện chí với những đương đơn trả lời mơ hồ, trả lời theo kiểu thuộc lòng, hoặc có những nhận xét cường điệu về sự vĩ đại và tuyệt vời khi du học Mỹ.
Hãy chuẩn bị để giải thích lý do tại sao bạn chọn học trường này, ngành này tại Mỹ thay vì học tại Việt Nam. Hãy trình bày rõ học ngành này là học về những gì, những cái lợi mà bạn sẽ có được khi học ở Mỹ, thay vì học ở Việt Nam, dự định sau khi học xong, mục tiêu phát triển nghề nghiệp của bạn tại Việt Nam…Việc định hướng rõ ràng cũng liên quan đến kế hoạch học tập của bạn, nhiều bạn đã không chuẩn bị kỹ cho mình vấn đề này nên đã không thể vượt qua vòng phỏng vấn đây cũng là một kinh nghiệm phỏng vấn mà bạn nên chuẩn bị cho mình.
Có thể bạn sang Mỹ học theo dạng package tiếng Anh + cao đẳng/ đại học/ sau đại học; cũng có thể bạn sang Mỹ chỉ để học tiếng Anh… Nếu bạn sang Mỹ để học tiếng Anh rồi học lên một chương trình học thuật nào đó, bạn cần giải thích toàn bộ chương trình học tập của bạn: bắt đầu từ khi nào, kết thúc khi nào, kết thúc chương trình học rồi thì thế nào, vì sao lại chọn Mỹ để học chứ không phải Việt Nam, Anh, Canada…dự định về chỗ ở trong khi học, đi lại, tài chính cho du học như thế nào, đã chuẩn bị gì cho cuộc sống xa nhà… Lưu ý rằng loại câu trả lời như: “Học tại Mỹ là tốt nhất”, “Mỹ là nước phát triển…” không phải là câu trả lời có giá trị cao, mà bạn cần cho biết các lý do vững chắc là tại sao học ở Mỹ lại tốt hơn.
Nếu bạn sẽ trở về nước để hoàn thành việc học tập ở đại học sau khi học tiếng Anh tại Hoa Kỳ, hãy mang theo bằng chứng của tình trạng học tập/việc làm của bạn ở nước bạn: ví dụ: xác nhận đang là sinh viên/ học sinh/ công chức tại Việt Nam, xác nhận được tham gia học tại Mỹ trong một thời gian rồi sau đó trường học/ cơ quan sẽ nhận lại bạn, thư mời từ tổ chức, các nhân các giáo sư…về việc học tại Mỹ là có thời hạn và có điều kiện… Học sinh, sinh viên trẻ thường không chắc chắn lắm về tương lai của mình, tuy nhiên, nếu bạn tỏ ra thiếu chắc chắn về kế hoạch học tập, ăn ở của bản thân tại Mỹ, thì trong đa số các trường hợp, viên chức thị thực có thể nghĩ rằng bạn muốn đến Mỹ vì lý do khác hơn là để học tập, vì vậy, bạn cần chuẩn bị thông tin tốt cho mình để trả lời.
Bạn có thể nêu lý do vì sao điểm học tập của bạn tại Việt Nam không cao hoặc mặc dù điểm của bạn không cao nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu đầu vào của trường nào đó, vì các lý do cụ thể nào đó… hoặc bạn nên có thư của hiệu trưởng hoặc giáo viên nhà trường cũ, hoặc thư từ trường bạn sắp sửa theo học tại Mỹ nhận xét rằng đề xuất về chương trình học tập ở Mỹ cho bạn là hợp lý và giải thích về triển vọng thành công trong học tập của bạn khi du học Mỹ.
Hồ sơ xin visa du học đươc đánh giá cao khi có thông tin tài chính đầy đủ, rõ ràng, kiểm chứng được, có nguồn gốc rõ ràng và đủ mạnh để nuôi bạn du học và nuôi những người còn lại tại Việt Nam, thể hiện qua sổ tiết kiệm và thu nhập bình quân/ tháng hoặc năm. Người bảo trợ tài chính cho bạn có thể là cơ quan, tổ chức bạn đang làm việc, hoặc người thân trong gia đình. Những người bảo trợ tài chính này cần đưa ra các xác nhận việc làm - thu nhập của họ, các nguồn tài chính từ đâu ra, đã lâu năm chưa, quá trình tích lũy… Khi các viên chức thị thực thấy có thông tin mâu thuẫn hoặc không hợp lý, họ sẽ không cấp thị thực.
Lý do phổ biến nhất khiến nhiều sinh viên bị từ chối cấp visa là đương đơn đã không chứng minh được cho viên chức thị thực rằng họ sẽ trở về nước sau khi hoàn tất việc học tại Mỹ, tức là không thỏa mãn được điều khoản 214.b trong luật di trú Mỹ. Để xác định “ý định trở về” của bạn, viên chức thị thực sẽ hỏi bạn các câu hỏi về những mối quan hệ ràng buộc của bạn với đất nước và về các kế hoạch học tập của bạn, từ đó ý định bạn “tiềm năng” ở lại hay không ở lại.
Vì vậy, chuẩn bị hồ sơ xin phỏng vấn visa một cách đầy đủ là rất quan trọng, để chứng tỏ bạn là người quan tâm đến việc học của mình một cách nghiêm túc, nhưng chuẩn bị kiến thức trong đầu và kỹ năng trả lời phỏng vấn còn quan trọng hơn, đó là sự thể hiện ra bên ngoài cái con người bên trong của bạn. Thật khó để nói với bạn một cách đầy đủ theo một format chung là phải thế này…thế này…vì mỗi hoàn cảnh học sinh là khác nhau, bạn và các chuyên viên tư vấn du học của bạn cần trao đổi các giải pháp chi tiết cho trường hợp cụ thể của bạn.
Trải nghiệm phỏng vấn Visa du học Mỹ với giáo viên nước ngoài tại Công ty du học Á-Âu
Cuối cùng, một công ty tư vấn du học Mỹ uy tín và có kinh nghiệm hoàn toàn có thể giúp bạn chuẩn bị những thông tin trên một cách hiệu quả. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể của bạn về học tập, tài chính…, các tư vấn viên sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từ lời ăn, tiếng nói, đi đứng, cách trả lời, rà soát hồ sơ…Đương nhiên, không phải công ty du học nào cũng có đủ chuyên môn và nghiệp vụ để hướng dẫn cho bạn một cách bày bản và chuyên nghiệp. Chính vì thế bạn cần xem xét và cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định lựa chọn.
>>Tư vấn trực tuyến tại: http://goo.gl/jgaKW6
Thông tin chi tiết về chương trình vui lòng liên hệ:
CÔNG TY DU HỌC Á-ÂU ®
(Công ty đứng đầu Việt Nam về lĩnh vực du học)
Địa chỉ: 52 Trần Huy Liệu, phường 12, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Tổng đài điện thoại: 1900 63 67 96
Email: info-hcm@aauco.com.vn
Website: http://duhocaau.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/tuvanduhocaau