Mỗi năm, số lượng học sinh từ những trường chất lượng cao của Hà Nội như PTTH Hà Nội- Amsterdam, PTTH Chuyên ngữ, Sư Phạm, Tổng hợp,
Trong thời đại Công nghệ hiện nay thì chỉ cần 1 cú click và vài từ khóa cơ bản, mỗi học sinh đã có thể tìm được cho mình hàng nghìn bài viết có liên quan đến các bí quyết, các câu chuyện, … xung quanh vấn đề “săn” học bổng du học. Bài viết xin được bỏ qua tất cả những “mốc” thời gian, hay những cái tên của các cơ sở đào tạo có các chương trình học bổng hấp dẫn. Bởi lẽ, tất cả những thông tin đó đều luôn sẵn sàng để tìm kiếm trong giây lát, chưa kể đến số lượng các trường tại Mỹ lên đến hơn 4000. Chúng ta hãy đi sâu vào những bí quyết cốt lõi để tự trang bị một hồ sơ xin học bổng thành công.
1. Yếu tố quyết định thành công: kế hoạch chuẩn bị hồ sơ năng lực bản thân
Việc thực hiện hồ sơ xin học bổng là cả một chặng đường dài chuẩn bị và quyết tâm theo đuổi. Sẽ không bao giờ là quá sớm để mỗi học sinh bắt đầu cuộc hành trình của mình. Thực tế cho thấy trình ôn luyện, chuẩn bị hồ sơ thường bắt đầu ngay từ đầu cấp 3, thậm chí nhiều học sinh đã bắt đầu làm quen với TOEFL, IELTS từ lớp 8, lớp 9. Khi số lượng hồ sơ từ Việt Namngày càng lớn và chất lượng cũng tăng cao, cuộc đua giành học bổng giá trị cao vào các trường top ngày càng trở nên khốc liệt.hơn. Nếu không thực sự quyết tâm, chắc chắn bạn sẽ khó có thể hoàn thành ước mơ của mình.
Quá trình chuẩn bị cho kế hoạch du học – học bổng nên bắt đầu càng sớm càng tốt, lưu ý rằng bạn cần chuẩn bị trước 2 năm cho việc lập kế hoạch và hoàn thiện hồ sơ năng lực xin học bổng củng cố GPA, thi chứng chỉ, “thu gom giải thưởng”, tham gia hoạt động ngoại khóa, làm đẹp CV,…) và một năm trước thời điểm bắt đầu khóa học để lựa chọn ngành, trường, tìm hiểu học bổng, chuẩn bị giấy tờ và nộp hồ sơ sớm.
Cụ thể hơn, hãy đầu tư cho từng yếu tố sau:
1. Điểm GPA: Bạn phải nỗ lực đồng đều trong tất cả các môn, trên cơ sở đó trội hơn một số môn thì càng tốt (phụ thuộc vào nghành học mà bạn chọn). Đó có thể là phao cứu sinh với một số trường hợp nếu nhà trường quan tâm tới khả năng vượt trội của học sinh.
- Đối với các bạn muốn đăng kí vào các chương trình sau đại học thì kiến thức chuyên sâu rất quan trọng, cộng thêm đó là những kinh nghiệm làm việc và các công trình nghiên cứu được công nhận.
2. Tiếng Anh và chứng chỉ: Ngoại ngữ chính là chìa khóa cho việc xin học bổng, hãy có kế hoạch thi điểm cao TOEFL hoặc IELTS, thêm chứng chỉ SAT cho khóa học Cử nhân hoặc GMAT/GRE cho khóa học Thạc sĩ. không thể thiếu, dùng để phỏng vấn, viết bài luận, tìm hiểu thông tin cũng như trong qá trình học tập và sinh sống tại nước ngoài. Hầu hết các chương trình đào tạo nước ngoài đều yêu cầu học sinh phải có chứng chỉ tiếng Anh (Tiêu biểu là TOEFL, IELTS, SAT, GMAT/ GRE, v.v).
3. Hoạt động ngoại khóa: Bên cạnh các tiêu chuẩn về học lực và ngoại ngữ kể trên, một vấn đề vô cùng quan trọng tạo nên “điểm sáng” trong CV của học sinh khi nộp hồ sơ xin học bổng là các hoạt động ngoại khóa. Đặc biệt đối với các cơ sở đào tạo ở Mỹ, đây là một yếu tố không thể thiếu khi xét hồ sơ của sinh viên nước ngoài.
4. Giải thưởng, chứng nhận: hãy “sưu tập” cho mình các giải thưởng, công trình khoa học liên quan trực tiếp tới ngành mình làm nộp hồ sơ. Đây là điểm cộng, tạo nên sự khác biệt lớn của bạn so với hồ sơ khác. Thực tế, đã có rất nhiều bạn học sinh ngay từ PTTH đã có các nghiên cứu khoa học được biết tới bởi các tổ chức nước ngoài.
2. Có những loại học bổng nào
Học bổng du học có nhiều loại, như: financial aid (gói hỗ trợ tài chính không hoàn lại gồm học phí, sinh hoạt phí), scholarship (hỗ trợ học phí, học bổng bán phần), loan (khoản cho vay có thế chấp với lãi suất thấp),grant (tài trợ không hoàn lại nhưng phụ thuộc vào điều kiện tổ chức tài trợ đặt ra)... Do vậy, tùy vào loại học bổng bạn nhận được sẽ liên quan đến vấn đề chuẩn bị tài chính hay không. Ví dụ, với loại học bổng cấp học phí thì bạn phải chứng minh được tài chính về sinh hoạt, vé máy bay trong suốt quá trình đi du học.
Đây là công đoạn đòi hỏi sự công phu và cẩn trọng tuyệt đối. Bất kì sai sót nào trong hồ sơ cũng có thể khiến học sinh bị “out” ngay lập tức, đặc biệt là tránh làm giả các thông tin, giấy tờ đính kèm trong hồ sơ gửi cho trường.
Những yếu tố quyết định cho sự thành công của một hồ sơ xin học bổng bao gồm: Một là, thông tin đưa ra phải thuyết phục, logic và có sự gắn kết. Hai là, học sinh phải chứng minh được cho Hội đồng tuyển sinh thấy những khả năng, tính cách của bạn hoàn toàn phù hợp với chương trình đào tạo và môi trường học của họ. Hay nói cách khác, hãy chứng minh rằng bạn là người xứng đáng được học bổng vì bạn là người phù hợp với nó chứ không phải vì bạn là người giỏi nên họ phải chọn bạn.
Lấy ví dụ, một bộ hồ sơ xin học bổng bậc đại học tại Mỹ đầy đủ sẽ có: đơn xin nhập học, bảng điểm từ lớp 9 - 12, chứng chỉ tiếng anh, SAT, bảng tự thuật cá nhân về điểm mạnh và điểm yếu của mình, ít nhất 2 thư giới thiệu và bài luận (essays). Trong đó, bài luận cần được đầu tư nhiều nhất. Một bộ hồ sơ sau đại học thường có bảng điểm, bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, các chứng chỉ yêu cầu khác như GRE, GMAT (sau đại học) thư giới thiệu (LOR), đề cương nghiên cứu (research proposal) hoặc định hướng nghiên cứu (SOP), bản khai của trường bạn dự định nộp hồ sơ và hồ sơ xin học bổng. Tất cả các giấy tờ đính kèm trong hồ sơ phải thật logic, tránh việc các thông tin không khớp hay sai lệch, độ rủi ro sẽ rất lớn.
Sau khi đã xác định được khả năng của học sinh, bước quan trọng quyết định đến 60% thành – bại của một hồ sơ là tìm được những phương án phù hợp và đưa ra được một lộ trình chuẩn xác nhất.
Chúng tôi luôn khuyến khích học sinh lựa chọn trường theo 3 cấp độ với tỉ lệ 3-4-3. Tức là trong tổng số 10 trường lựa chọn, học sinh nên chọn 3 trường có tiêu chuẩn cao hơn khả năng của mình một chút để thử sức, 4 trường vừa sức, và 3 trường an toàn. Với kinh nghiệm xử lý hồ sơ xin học bổng của mình, chúng tôi tin chắc rằng nếu lựa chọn theo cách này, tỷ lệ rủi ro sẽ được đẩy xuống mức thấp nhất và tối đa hóa cơ hội thành công của các bạn.
Các chuyên gia sẽ giúp bạn kiểm tra kĩ càng hồ sơ trước khi gửi và sẽ lựa chọn cho bạn thời điểm nộp hồ sơ phù hợp nhất. Hồ sơ nên được gửi đến trường trước deadline sớm hơn khoảng 2 tuần – tức là không quá sớm và không quá muộn.
Bên cạnh đó, việc follow-up (theo dõi) thường xuyên theo dõi tình trạng hồ sơ sau khi hồ sơ đã gửi đi cũng là một yếu tố “ẩn” nhưng lại có tầm quan trọng không nhỏ. Thứ nhất, việc bạn thể hiện sự quan tâm của mình đối với hồ sơ được gửi đi sẽ khiến Hội đồng tuyển sinh tin rằng bạn hoàn toàn tự tin với hồ sơ của mình. Chưa kể, thực tế còn cho thấy nhiều học sinh trong quá trình trao đổi với trường còn được hưởng nhiều khoản ưu đãi lớn hơn đáng kể so với dự định ban đầu.
Đối với nhiều bạn đã từng được học bổng đi Mỹ, họ cũng chỉ ra rằng liên hệ với các giáo sư trước và sau khi nộp hồ là điều hết cần thiết. Bạn nên nhớ các giáo sư có thể cho bạn biết rất nhiều thông tin nóng hổi và tư vấn cho bạn.
Đặc biệt, việc theo dõi tình trạng hồ sơ còn giúp học sinh sớm phát hiện sớm nếu không may hồ sơ bị thất lạc, …
(Nguồn: Dan Tri)
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY DU HỌC Á-ÂU ®
(Công ty đứng đầu Việt Nam về lĩnh vực du học)
Địa chỉ: 52 Trần Huy Liệu, phường 12, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3845 8867 (10 lines) – 0903.803373
Email: info-hcm@aauco.com.vn
Website: http://www.duhocaau.com.vn & http://aauco.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/tuvanduhocaau